Di tích lịch sử văn hoá

Đồn Cao

Đồn Cao Đông Triều nằm trọn trên quả đồi có độ cao 61m, tổng diện tích trên 145.000 m2. Đây là căn cứ do thực dân Pháp xây dựng để đặt trung tâm chỉ huy của chế độ thực dân Pháp đối với Đông Triều nói riêng trong thời kì đô hộ của chế độ thực dân Pháp

Chùa Non Đông

Chùa Non Đông hay còn có tên chữ là Tường Quang tự, được xây dựng năm Trùng Hưng 1285 đời Trần, ghi dấu một thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo Việt Nam. Chính tại nơi đây, hàng loạt các cuộc họp mật đã được diễn ra nhằm chỉ đạo các phong trào cách mạng của công nhân và nhân dân trong các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Ngôi chùa hiền hoà này còn là nơi khai sinh Chi bộ Đảng đầu tiên của khu mỏ Quảng Ninh.

Nguyên Lăng - Lăng mộ vua Trần Nghệ Tông

Nguyên Lăng (hay còn gọi là Đồng Hy lăng) là lăng mộ vua Trần Nghệ Tông. Lăng tọa lạc trên một khu đồi thấp, xung quanh bao bọc bởi núi non trùng điệp thuộc khu vực Khe Nghệ, xóm Bãi Đá, thôn Bãi Dài, xã An Sinh, thị xã Đông Triều. Cùng với các di tích nhà Trần khác, lăng Đồng Hy được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt năm 2013 (tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013).

Thông Đàn-Chùa Ngọa Vân

Thông Đàn-Chùa Ngọa Vân

Di tích núi Canh - Yên Đức

Di tích núi Canh - Yên Đức

Du lịch làng Quê Yên Đức

Làng quê Yên Đức là một sản phẩm du lịch trách nhiệm với mục đích giúp đỡ người dân địa phương và mang lại những trải nghiệm văn hóa độc đáo, quảng bá hình ảnh đất nước, văn hóa Việt Nam tới các du khách trong và ngoài nước.

HY LĂNG

Hy lăng là lăng mộ của 02 vua Trần Duệ Tông và Trần Thuận Tông, được xây dựng trên núi Đạm Thủy, gần chùa - quán Ngọc Thanh. Chùa, quán Ngọc Thanh và Hy lăng ngày nay thuộc thôn Đạm Thủy, xã Thủy An, thị xã Đông Triều. Là một trong 14 điểm di tích thuộc Khu di tích lịch sử nhà Trần đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.

Đền Thái

Đền Thái (Thái miếu) (太廟) là nơi thờ các vị vua hay còn gọi là tổ miếu nhà vua, nó còn được gọi là Tẩm Miếu (寢廟) là tòa nhà quan trọng nhất trong hệ thống tổ miếu của các vương triều

Tháp Phật Hoàng-Chùa Ngọa Vân

Tháp Phật Hoàng hay còn gọi là Phật Hoàng tháp được xây dựng vào năm 1707 nằm ở phía Tây của cấp nền 1. Tháp Phật Hoàng tháp gồm có một bệ, hai tầng thân và chóp tháp. Chính giữa mặt Nam tầng thứ hai chạm nổi ba chữ Hán là Phật Hoàng Tháp trong khung hình chữ nhật.

Tháp Đoan Nghiêm-Chùa Ngọa Vân

Tháp Đoan Nghiêm hay còn gọi là Đoan Nghiêm tháp nằm ở phía Đông, có mặt bằng hình vuông. Tháp có một tầng bệ, hai tầng thân và phần chóp tháp. Bệ tháp gồm hai tầng không trang trí hoa văn. Tầng thứ nhất cao 1,25m, mặt phía Nam mở 1 cửa, cửa cao 72cm, rộng 42cm, cánh cửa làm bằng đá (hiện đã vỡ); chính giữa mặt phía Nam của tầng hai chạm bức đại tự hình chữ nhật gồm 3 chữ Hán Đoan Nghiêm tháp

Tàn Lọng-Chùa Ngọa Vân

Tàn Lọng có nghĩa là thu lọng lại, đó là một điểm nằm trên đường lên Ngọa Vân mà tương truyền, sinh thời, Phật hoàng mỗi lần lên Ngọa Vân, đến đây đều phải thu lọng lại. Vì từ đây, bắt đầu đi vào rừng già, đường hẹp không thể và không cần che lọng nữa bởi: “rừng già che bóng mát, lọng vua không cần che”.

Phủ Am Trà-Chùa Ngọa Vân

Phủ Am Trà nằm cách Tàn Lọng khoảng 250-300m về phía Thượng Nguồn, cách Đô Kiệu khoảng 800m về phía hạ nguồn của suối Phủ Am Trà. Phủ Am Trà còn được gọi là Cửa Phủ.

Nhà Tam Bảo - Chùa Ngọa Vân

Nhà Tam Bảo - Chùa Ngọa Vân: Năm 2000 nhà Tam Bảo được sửa chữa, lợp lại mái, đặt tượng, trở thành chùa chính của Ngọa Vân như ngày nay. Trong nhà Tam Bảo, gian chính giữa thờ Tam thế phật, gian bên trái là ban thờ Phật Hoàng Trần Nhân Tông, gian bên phải là ban thờ Đức ông.

Đô Kiệu-Chùa Ngọa Vân

Đô Kiệu nằm cách Cửa Phủ khoảng 1000m về phía thượng nguồn suối Phủ Am Trà. Đô Kiệu nằm ở vị trí ngã 3 của hai dòng suối dồn nước vào suối Phủ Am Trà, tới đây cũng là nơi kết thúc đoạn đường tương đối bằng phẳng. Từ đây để lên am Ngọa Vân là phải leo dốc, dốc núi rất cao, hai bên là vực sâu. Theo truyền thuyết, Đô Kiệu là nơi dừng kiệu. Trên thực tế với địa hình như dốc này không thể nào đi kiệu được vì thế, xét về mặt ngữ âm, Đô Kiệu chính là cách đọc chệch của Đỗ Kiệu.

Đá Chồng-Chùa Ngọa Vân

Đá Chồng là một cụm công trình trong quần thể di tích nằm trên núi Bảo Đài, Đá Chồng được cho là nằm trong quần thể di tích Ngọa Vân. Nằm ở phía đông của khu Ngọa Vân, cách chùa Ngọa Vân khoảng 3km đi theo con đường mòn và nằm ở sườn đông nam của khu vực Đèo Vòi. Gọi là Đá Chồng vì tại đây trên một đỉnh núi có các tảng đá nằm chồng lên nhau.

Tổng số: 30 bản ghi.