Di tích lịch sử văn hoá

Lăng Tư Phúc

Lăng Tư Phúc nằm trên một đồi thấp phía sau đền An Sinh, cách đền An Sinh qua hồ Sư Phạm. Đồi này còn được gọi là đồi Trại Lốc, đồi Mít hay đồi Tập Bắn nay thuộc thôn Trại Lốc, xã An Sinh.

Am Sơn Thần - Chùa Ngọa Vân

Am Sơn Thần là nơi thờ các vị thần núi, hai cột bên có đôi câu đối bằng chữ Hán là “Tứ thời cảnh sắc tân; Vạn cổ anh linh tự - muôn thủa chùa linh ứng; Bốn mùa cảnh sắc tươi”

Mục lăng

Mục lăng là lăng của vua Trần Minh Tông. Vua Trần Minh Tông (1300-1357) là vị vua thứ 5 của nhà Trần, tên húy là Trần Mạnh, ông là con thứ 4 của vua Trần Anh Tông và mẹ là Bảo Từ hoàng hậu. Ông sinh ngày 21 tháng 8 năm Canh Tí (1300), năm 14 tuổi(1314) ông được vua cha Trần Anh Tông nhường ngôi, ở ngôi 15 năm (1314-1329), làm Thái thượng hoàng 28 năm (1329-1357).

Am Mộc Cảo

Di tích am Mộc Cảo được các nhà Khảo cổ học phát hiện vào tháng 7 năm 2007, di tích nằm ở bờ Nam của suối Phủ Am Trà (Khu vực ngày nay gọi là Suối 3), cách di tích Thái Lăng 1,5km về phía Tây - Bắc. Am Mộc Cảo được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng, diện tích khoảng 1ha. Trải qua thời gian, các kiến trúc ở đây chỉ còn lại là các phế tích nằm trong lòng đất, trên bề mặt còn lại dấu vết nền móng kiến trúc và gạch ngói thời Trần, trong đó nhiều nhất là loại hình ngói cách sen có kích thước lớn (40x24x2cm).

PHỤ SƠN LĂNG - LĂNG VUA TRẦN DỤ TÔNG

Lăng Phụ Sơn là lăng của vua Trần Dụ Tông. Vua Trần Dụ Tông sinh năm Bính Tý (1336), tên húy là Hạo, con thứ 10 của vua Trần Minh Tông, năm 1341 vua Trần Hiến Tông mất, ông được chọn lên kế ngôi. Trần Dụ Tông làm vua 28 năm, thọ 34 tuổi. Ông được ghi nhận là người có tư chất thông minh, nhanh nhẹn, học vấn cao minh, phòng bị việc võ, sửa sang việc văn, các người man di thần phục. Chính sự lúc mới lên ngôi cũng khá, từ năm Đại Trị (1358) về sau vua sa vào ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ, gian thần...

Chùa Mỹ Cụ (Sùng Khánh Tự)

Chùa Mỹ Cụ nằm ở thôn Mỹ Cụ, xã Hưng Đạo, TX Đông Triều. Chùa là điểm tham quan mới mẻ với nhiều du khách. Chùa nằm bên sườn núi Chè. Sử sách có ghi lại năm 1308, vua Trần Nhân Tông nhập niết bàn tại am Ngọa Vân. Giáo lý của phái Trúc Lâm được lưu truyền rộng rãi đối với các Phật tử. Trong thời kỳ đó có đến 800 ngôi chùa lớn nhỏ được xây dựng lên và trong đó có chùa Mỹ Cụ Đông Triều.

Am Ngọa Vân

Am Ngọa Vân nằm ở phía Tây và hơi lui về phía Bắc. Am Ngọa Vân hiện nay là một công trình kiến trúc nhỏ được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 trên một khối đá phẳng theo lối kiến trúc tân cổ điển. Kiến trúc am Ngọa Vân được xây bằng gạch, mái cuốn vòm, cửa chính được mở ở đầu hồi, phía trên cửa có 3 chữ Hán là Ngọa Vân Am, tức là am Ngọa Vân.

Đền An Sinh

Đền An sinh hiện nay vốn là điện An Sinh được xây dựng vào thời Trần. Hiện này chưa có tư liệu thành văn nào cho biết về điện An Sinh thời Trần; di tích đền An Sinh cũng chưa khai quật khảo cổ học. Do vậy, các giả thuyết về điện An Sinh dưới thời Trần chủ yếu căn cứ trên kết quả khảo sát tại di tích và các tư liệu liên quan đến di tích này thời Lê Trung hưng hiện còn lưu giữ được tại An Sinh và một số di tích liên quan.

Ngải Sơn lăng

Ngải Sơn lăng (hay còn gọi là Ngải lăng) là lăng mộ vua Trần Hiến Tông, vị vua thứ 6 của triều đại nhà Trần. Lăng mộ tọa lạc nơi chân núi thuộc khu Ao Bèo, thôn Trại Lốc 2, xã An Sinh, thị xã Đông Triều, cách Thái miếu nhà Trần khoảng khoảng 500m về phía Tây.

Thái Lăng - Lăng vua Trần Anh Tông và Hoàng hậu Bảo Từ

Thái lăng được xây dựng trên một quả đồi thấp có tên là đồi Tán (hay Trán) Quỷ trong lòng của một thung lũng mà 3 mặt đông, tây và bắc được bao bọc bởi các dãy núi cao tạo thành thế tay ngai vững chắc. Suối Phủ Am Trà bắt nguồn từ Ngọa Vân đến khu vực lăng thì chảy từ đông qua tây, ngang qua phía trước mặt của đồi Tán Quỷ rồi hội nước ở trước mặt tạo thành minh đường tụ thủy; Phía xa là dòng sông Cầm uốn lượn nhiều khúc và xa hơn nữa là những núi đá vôi sừng sững của vùng Kinh Môn giống như tấm...

Chùa Hồ Thiên

Chùa Hồ Thiên (Trù Phong tự) do Pháp Loa xây dựng năm 1322 trên núi Trù Phong làm nơi các vị cao tăng của Thiền phái Trúc lâm tu học sau khi đã hoàn thành xuất sắc khoá học tại Tự - viện Quỳnh Lâm.

Chùa Trung Tiết

Chùa Trung Tiết hay chùa Tuyết thuộc thôn Nghĩa Hưng, xã An Sinh. Do hai vị trung thần Đặng Tảo và Lê Chung xây dựng, chùa thuộc hệ thống Trúc Lâm.

Chùa Bắc Mã, dấu ấn Đệ Tứ chiến khu

Chùa Bắc Mã cách trung tâm thị xã Đông Triều khoảng 6 km về phía Tây Bắc, từ ngã tư Bắc Mã đi theo hướng Bắc khoảng 1km là khu di tích Chiến khu Trần Hưng Đạo cũng chính là ngôi chùa cổ Bắc Mã. Chùa nằm ở thôn Bắc Mã, xã Bình Dương, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh có tuổi đời hàng trăm năm. Chùa không chỉ có kiến trúc đẹp, cổ kính mà còn có giá trị lịch sử to lớn, in đậm dấu ấn cách mạng, một thời kì lịch sử vàng son của đất nước.

Chùa quán Ngọc Thanh

Chùa, quán Ngọc Thanh là tên thường gọi, chùa có tên chữ là “Linh Khánh tự”; đạo quán là “Ngọc Thanh quán” được xây dựng trên lưng chừng núi Đạm (hay núi Đạm Thủy), thuộc thôn Đạm Thuỷ, xã Thuỷ An, thị xã Đông Triều. Chùa quán nơi đây không chỉ nổi tiếng từ xưa, mà đây còn có lăng mộ hai vị vua Trần Duệ Tông và Trần Thuận Tông tạo thành một quần thể chùa, tháp, đạo quán, lăng miếu có giá trị được xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt (tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013 của Thủ tướng...

Chùa Quỳnh Lâm

Chùa Quỳnh Lâm nằm ở trung tâm xã Tràng An, thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (xưa kia là xã Hà Lôi, huyện Đông Triều, Phủ Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương). Chùa tọa lạc trên một ngọn đồi thoai thoải gọi là núi Tiên Du nằm trong hệ thống triền đồi chạy từ núi Yên Tử, Ngọa Vân xuống đồng bằng

Tổng số: 30 bản ghi.