Di tích lịch sử

Khu di tích thắng cảnh Am Chùa Ngọa Vân

03/11/2018 | 0
Về Ngọa Vân, ta về với một vùng văn hóa, lưu giữ những giá trị cao quý về lịch sử, văn hóa, văn minh qua các thời đại. Đây là nơi kết thúc trọn vẹn quá trình tu luyện đắc đạo hóa Phật của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Người đã sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm và kế thừa những tinh hoa của Phật giáo Ấn Độ một dòng Thiền nhập thế, mang đậm bản sắc dân tộc. Thiền phái Trúc Lâm chỉ ra rằng: Phật ở ngay trong Tâm mình, không phải ở đâu trên cõi trời xa xôi, không hẹn kiếp khác. Đức Phật chỉ là Người Thầy Dẫn Đường, không phải thánh thần ban phước, giáng họa. Nếu để cho Tâm mình an định, sáng suốt, buông mọi vọng niệm, tham-sân-si…

Chùa Ngọa Vân nằm ở phía Đông của dãy núi Yên Tử. Ngôi chùa (thuộc hai xã An Sinh và xã Bình Khê, thị xã Đông Triều) là một quần thể văn hóa du lịch tâm linh, đã được thủ tướng chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014.

 Ngọa Vân là ngôi chùa  tựa lưng vào núi Bảo Đài, hai bên có hai ngọn núi ôm vòng làm tay Ngai, phía trước có ngọn núi nhỏ chắn làm án. Nơi đây quanh năm mây mù bao phủ, tại đây có nhiều công trình chùa, am, tháp, bia đá vv…

Giá trị của Ngọa Vân là tổng hòa của ba giá trị cốt lõi, nổi bật:tâm linh, thiên nhiên,văn hóa – lịch sử.Các giá trị cốt lõi này hòa quyện vào nhau,nâng tầm cho nhau mang lại sự thiêng liêng,sức mạnh huyền bí và tinh thần Thiền… của núi rừng Ngọa Vân.

 

 

-GIÁ TRỊ LỊCH SỬ

Về Ngọa Vân, ta về với một vùng văn hóa, lưu giữ những giá trị cao quý về lịch sử, văn hóa, văn minh qua các thời đại.

Đây là nơi kết thúc trọn vẹn quá trình tu luyện đắc đạo hóa Phật của Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Người đã sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm và kế thừa những tinh hoa của Phật giáo Ấn Độ một dòng Thiền nhập thế, mang đậm bản sắc dân tộc. Thiền phái Trúc Lâm chỉ ra rằng: Phật ở ngay trong Tâm mình, không phải ở đâu trên cõi trời xa xôi, không hẹn kiếp khác. Đức Phật chỉ là Người Thầy Dẫn Đường, không phải thánh thần ban phước, giáng họa. Nếu để cho Tâm mình an định, sáng suốt, buông mọi vọng niệm, tham-sân-si… để sống với bản tâm an nhiên thanh tịnh thì trí sáng, tuệ giác phát sinh, vô minh phủi sạch, khổ đau chấm dứt, sẽ giác ngộ thành Phật. Phật chính là mình, không phải cầu tìm ở bên ngoài. Với quan điểm ấy, Thiền phái Trúc Lâm thực sự lấy con người làm gốc, tôn trọng và đề cao giá trị của con người. Thực hành Thập Thiện theo chủ trương của Thiền phái Trúc Lâm đã trở thành chuẩn mực đạo đức. Thiền phái Trúc Lâm đã trở thành nền tảng tư tưởng và đạo đức của một giai đoạn hoàng kim thời Trần ở Việt Nam.

Vào thời kỳ Thiền phái Trúc Lâm phát triển ở đỉnh cao, Ngọa Vân bao gồm cả một vùng rộng lớn với những công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu: thông Đàm, chùa Chung, Am Ngọa Vân, núi Đá chồng (thị xã Đông Triều), Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Yên Tử (Uông Bí), Thanh Mai, Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương) và những công trình khác ở vùng núi phía Tây Yên Tử trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ngày nay.

Dấu tích lịch sử văn hóa hiện tồn ở Ngọa Vân là rất nhiều ngôi tháp thờ xá lợi thiền sư; hàng chục nền móng chùa, am thời Trần – Lê phía dưới những ngôi chùa được phục dựng; hàng nghìn di vật cổ: tượng, chuông, bia đá, ngói, gạch, sứ, sành… với những họa tiết, hoa văn, kiến trúc độc đáo và sáng tạo.Ngọa Vân thuộc thôn Trại Lốc là vùng đất lăng tẩm của các vua Trần ngày xưa.Về Ngọa Vân, ta lạc vào một miền cổ tích với những huyền thoại, truyền thuyết về Ông Vua hóa Phật.

 

-GIÁ TRỊ TÂM LINH

Về Ngọa Vân, ta về với Cõi Tiên, Cõi Phật – nơi con người tu thành Phật, thành Tiên. Ấy là vào mùa thu năm 1308”. Hơn 700 năm trước, Ngọa Vân, Hồ Thiên, Quỳnh Lâm là cả một quần thể kiến trúc chùa chiền huy hoàng gắn liền với thái ấp nhà Trần trù mật trải dài dưới chân núi, uy danh sánh ngang phật giáo Ấn Độ. Thời đó, nếu Thăng Long là kinh đô chính trị, thì Ngọa Vân được xem là kinh đô tư tưởng của nhà Trần. Bởi vì đạo Phật đã trở thành quốc đạo và đây cũng lại là nơi tu hành hóa Phật của vị hoàng đế anh minh, người từng đưa dân tộc hai lần dẹp tan binh lửa để bước tới một thời kỳ hưng thịnh nhất. Tên gọi Đông Triều, tức “Triều đình phía đông” – chỉ vùng đất cửa ngõ phía tây Quảng Ninh có lẽ cũng ra đời vào giai đoạn lịch sử này .Sự tích còn truyền, sử sách lưu danh.

Ngọa Vân, nơi ông vua hiển Phật. Đức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308) làm vua ở tuổi 20. Và hai lần (1285 và 1288) đánh thắng giặc Nguyên Mông – đội quân hùng mạnh nhất thời ấy, Ngài thực hiện thành công các cuộc hòa giải, xây dựng đất nước Đại Việt thịnh vượng.Từ bỏ ngôi vua ở tuổi 35, Ngài về hành cung Vũ Lâm rồi lên Yên Tử tu khổ hạnh. Đến tháng 5-1307 Ngài chọn Am Ngọa Vân là nơi tĩnh thiền và hóa Phật. Từ chức vị cao sang của nhà vua, vua Trần trở về ngôi tôn quý của Nhà Phật. Ngôi tháp Phật Hoàng thờ xá lợi của Ngài.

Về Ngọa Vân, ta về nơi “đất phúc”, “linh địa” (đất thiêng), nơi hội tụ khí thiêng sông núi, được người xưa tôn kính ghi vào điển thờ. Nhiều người tin những quả núi lâu đời như  Ngọa Vân, Phú Sỹ (Nhật Bản), Hy Mã Lạp Sơn (Tây Tạng)… đều có lực từ trường rất lớn, làm tăng thêm lực cho dòng lưu nhân điện trong thân thể những người ngồi thiền, luyện thân và tâm trên núi đó. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã từng nhập định và thành đạo ở chân núi Hy Mã Lạp Sơn. Núi rừng Ngọa Vân, nơi vua Trần hiển Phật cũng là nơi dung dưỡng tinh thần, giúp ta có được sự bình an, thanh thản, trở về bản tâm chân thật của chính mình.

 

-GIÁ TRỊ THIÊN NHIÊN

Về Ngọa Vân, ta về với núi rừng vùng Đông-bắc Việt Nam. Rừng núi điệp trùng, các ngọn núi ôm vòng làm tay Ngai, ngọn núi cao (644 mét) rừng đại ngàn che phủ, cây mọc chênh vênh trên vách đá, suối chảy róc rách như vô tận, nước trong như pha lê …,vẻ đẹp như những bức tranh thủy mạc.

Về Ngọa Vân, lên ngọn núi xưa với nhiều tên gọi như: Vân Phong, núi Vây Rồng, …, đỉnh núi còn lưu dấu tích chùa, am, tháp, tượng, bia đá của các triều đại Trần -Lê. Rừng núi tự nhiên nơi đây ban tặng còn rất nhiều các loại động vật, thực vật quý như: soóc bay lớn, thằn lằn,khướu đầu đen…;và trong số 830 loài thực vật, có 38 loài đặc hữu quý hiếm như: Táu mật, lim xanh, thông tre, la hán rừng, kim giao… Đến với Ngọa Vân có thể chiêm ngưỡng với những cây thông có hơn trăm năm qua, rừng trúc bạt ngàn, mai vàng xuộm, khóm hoa lan nở rộ trước sân chùa. Sau mỗi cơn mưa, cảnh vật cõi tiên lại đắm mình trong mây phủ huyền ảo. Cảnh sắc thiên nhiên thay đổi bốn mùa.

Về Ngọa Vân, nơi Trời – Đất – Con Người hòa đồng thành một thể, ta đi trên những nẻo đường Người xưa đã từng đi, tự nâng mình và cảm nhận tâm hồn hòa mình vào đất Phật.