Am Mộc Cảo

Am Mộc Cảo

02/01/2019 | 0
Di tích am Mộc Cảo được các nhà Khảo cổ học phát hiện vào tháng 7 năm 2007, di tích nằm ở bờ Nam của suối Phủ Am Trà (Khu vực ngày nay gọi là Suối 3), cách di tích Thái Lăng 1,5km về phía Tây - Bắc. Am Mộc Cảo được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng, diện tích khoảng 1ha. Trải qua thời gian, các kiến trúc ở đây chỉ còn lại là các phế tích nằm trong lòng đất, trên bề mặt còn lại dấu vết nền móng kiến trúc và gạch ngói thời Trần, trong đó nhiều nhất là loại hình ngói cách sen có kích thước lớn (40x24x2cm).

1. GIỚI THIỆU

         Am Mộc Cảo do Thuận Thánh Bảo Từ hoàng thái hậu cho xây dựng để làm nơi tu hành và trông nom lăng tẩm phu quân của bà là nhà vua Trần Anh Tông. Thuận Thánh Bảo từ Hoàng thái hậu (?-1330) là con gái trưởng của Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng, tức là cháu gái nội của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Ngày 3 tháng 2 năm Nhâm  Thìn (1292) hoàng tử Thuyên được lập làm Đông cung Hoàng thái tử (sau này là vua Trần Anh Tông), cùng ngày bà kết hôn với Đông cung Thái tử, được sách phong là Hoàng thái tử phi. Năm 1293 Hoàng thái tử Thuyên lên ngôi hoàng đế, xưng là Anh Hoàng, bà được phong là Thánh Bà phu nhân; Mùa xuân năm 1309 bà được sách phong làm Thuận Thánh hoàng hậu; Năm 1314, sau khi lên ngôi hoàng đế, vua Trần Minh Tông đã tôn Thuận Thánh hoàng hậu là Thuận Thánh Bảo Từ Thái Thượng hoàng hậu. Bà được sử sách ca ngợi là người nhân từ, hết lòng thương yêu mọi người không kể đẳng cấp, thân sơ.

         Tháng 12 năm 1320 vua Trần Anh Tông được táng vào Thái Lăng, từ đó Thuận Thánh Bảo Từ hoàng thái hậu cũng rời cung Trùng Quang (phủ Thiên Trường – Nam Đinh) chuyển về An Sinh, lập am Mộc Cảo gần Thái Lăng để vừa tu hành vừa trông nom lăng tẩm của vua Trần Anh Tông, bà ở đây suốt 10 năm, sống cuộc sống giản dị của người tu hành khổ hạnh và trông nom, săn sóc lăng tẩm của vua Trần Anh Tông. Tháng 7 năm Canh Ngọ (1330) bà băng tại am Mộc Cảo và được táng vào Thái Lăng cùng vua Trần Anh Tông.

         Di tích am Mộc Cảo được các nhà Khảo cổ học phát hiện vào tháng 7 năm 2007, di tích nằm ở bờ Nam của suối Phủ Am Trà (Khu vực ngày nay gọi là Suối 3), cách di tích Thái Lăng 1,5km về phía Tây - Bắc. Am Mộc Cảo được xây dựng trên một khu đất bằng phẳng, diện tích khoảng 1ha. Trải qua thời gian, các kiến trúc ở đây chỉ còn lại là các phế tích nằm trong lòng đất, trên bề mặt còn lại dấu vết nền móng kiến trúc và gạch ngói thời Trần, trong đó nhiều nhất là loại hình ngói cách sen có kích thước lớn (40x24x2cm).

 



Điểm di tích Am Mộc Cảo ngày nay

 

         Năm 2015, các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật khảo cổ di tích am Mộc Cảo, kết quả khai quật đã tìm thấy các loại vật liệu xây dựng và một số đồ gia dụng. Mặc dù ghi chép của sử cũ cho thấy Mộc Cảo là một am cỏ (thảo am) song những di vật tìm thấy ở đây lại minh chứng cho sự tồn tại của các công trình kiến trúc khá kiên cố có kết cấu khung cột bằng gỗ, mái được lợp bằng ngói mũi sen.

         Đặc biệt, năm 2012, khi thi công mở rộng tuyến đường hành hương từ hồ Trại Lốc đến phủ Am Trà, cách vị trí am Mộc Cảo khoảng 200m về phía hạ lưu suối phủ Am Trà người ta đã phát hiện chiếc hộp hình hoa sen được gò bằng vàng mười.

 

 

Chiếc hộp hình hoa sen làm bằng vàng được tìm thây ở Mộc Cảo

 

         Hình dáng của chiếc hộp mô phỏng một đóa sen chớm nở, cấu trúc 11 cánh, trong lòng cánh trang trí họa tiết hoa chanh 4 cánh hết sức tinh sảo. Lắp hộp được thể hiện cấu trúc đài sen và nhụy với nhiều lớp cánh. Hình dáng và họa tiết trang trí trên hộp tự nó đã bộc lộ thân phận của mình là một vật dụng của hoàng gia.

         Với hình dáng và cấu trúc của hộp hoa sen, người ta tin rằng hộp vàng hình hoa sen này chính là Át già khí, tức là một vật dụng nằm trong bộ 6 đồ tế khí sử dụng trong các nghi lễ quan trọng của Phật giáo. Do đó, người ta nghi ngờ rằng, chủ nhân của hộp vàng hình hoa sen chính là Thuận Thánh Bảo từ hoàng thái hậu.

Th.S: Nguyễn Văn Anh

4. AUDIO

3. HÌNH ẢNH

Vị trí của am Mộc Cảo

Vị trí của am Mộc Cảo

Vị trí của am Mộc Cảo

Vị trí của am Mộc Cảo

Vị trí của am Mộc Cảo

Vị trí của am Mộc Cảo

Vị trí của am Mộc Cảo

4. VIDEO

5. BẢN ĐỒ KHU DI TÍCH